Cướp lấy bàn tay vàng của vai chính
Định luật bất biến: Vai chính luôn tự mang hào quang, tự mang bàn tay vàng. Xuyên không thì có khả năng thay triều đổi đại. Trọng sinh thì có thể đại sát tứ phương!
Nếu mang theo hệ thống tự nhiên sẽ trở thành nhân vật xuất chúng. Có không gian sẽ ngạo thị quần hùng.
Bạn đang xem: Cướp lấy bàn tay vàng của vai chính
Tham gia vào nhóm lì xì để bước đến đỉnh cao!
…
Cuộc đời không có vướng mắc gì sao có thể gọi là vai chính?
Nhưng mà —
Sau lưng một vai chính thành công luôn có bóng dáng của vật hi sinh. Bọn họ không cam lòng chỉ là một cục đá kê chân – bọn họ muốn trở thành vai chính của chính đời mình! Có thể không loá mắt nhưng phải sống một cuộc đời độc nhất vô nhị.
Công việc của Văn Khanh chính là giúp những vật hi sinh này hoàn thành tâm nguyện, tiêu trừ chấp niệm để bọn họ có thể đầu thai thuận lợi. Còn phần thưởng sau khi hoàn thành nhiệm vụ ấy hả – nàng có thể cướp lấy bàn tay vàng của vai chính!
LỜI BẠN SÂU
Ban đầu đọc giới thiệu “Văn Khanh xuyên qua các thế giới, hoàn thành tâm nguyện sau đó được trả bằng bàn tay vàng của vai chính”, mình đã mường tượng ra một cuộc đấu trí đấu dũng, mà Văn Khanh vận dụng các năng lực sẵn có để chiến thắng nhân vật chính cơ. Ừ thì đúng thật, nhưng chắc được cỡ… một thế giới đầu tiên. Vốn dĩ nghĩ đây là kiểu sảng văn – tức là dù buff nhiều cho nữ chính, nhưng theo kiểu giải trí, chủ yếu để giúp người đọc thoải mái. Nhưng mà… không! Mình không thoải mái một chút nào.
Xem thêm: Hai Năm Vụ Essex: Vượt Biên Vào Anh, Người Việt Gặp Gì? Ười Việt Gặp Gì?
Mới vô truyện, tác giả không giới thiệu nữ chính Văn Khanh từ xuất phát điểm là tân thủ, mà đã cho cô trải qua ba thế giới, đoạt được ba chìa khóa vàng (năng lực đặc biệt) của các vai chính rồi. Và từ thế giới tu tiên trở đi có thể nói Văn Khanh là bất bại. Cần gì phải đoạt các năng lực khác nữa, chị mang theo hệ thống tu tiên đến hết đời luôn đi!!! Dường như tác giả cũng biết điều ấy, nên ban đầu còn chịu khó giới thiệu các năng lực Văn Khanh đoạt được, nhưng từ thế giới tu tiên là khỏi giới thiệu nữa luôn, chỉ tập trung vào hành trình xuyên không của Văn Khanh mà thôi. Bởi vì có hệ thống nào địch lại được đâu.
Các nữ chính gốc trong thế giới thì càng không cần nhắc tới, được mô tả như một đống ngu si tứ chi phát triển. Mặc dù hầu hết là trọng sinh, nhưng các nữ chính chỉ có hai lựa chọn: hoặc sống xa khỏi Văn Khanh và được bình yên, trở thành người hiểu biết; hoặc không cam chịu số phận nhưng méo làm được gì, chơi ngu và kết cục bi thảm. Có những thế giới mà Văn Khanh còn chả cần phải quan tâm nữ chính ở đâu, nam chính thế nào, nhưng nữ chính vẫn tự lao đầu tìm chết mới lạ.
Vấn đề nữa là, chắc do năng lực quá lớn nên tác giả cảm thấy chỉ để Văn Khanh hoàn thành nhiệm vụ một cách đơn giản là quá tầm thường. Vậy nên cho dù yêu cầu chỉ là “tìm một người chồng tốt nương tựa cả đời”, thì Văn Khanh cũng phải sử dụng hệ thống, ra nước ngoài trở thành tỷ phú, rồi mới về lấy chồng. Thế giới nào cũng phải hoàn thành thật hoa mỹ, thật lớn lao, thậm chí có phần… ảo tưởng sức mạnh quá đáng. Ví dụ thế giới Thanh xuyên, Cửu long đoạt đích, với nhiệm vụ “nâng cao địa vị nữ nhân trong xã hội”. Nhưng thay vì chỉ dừng ở mức: trở thành người có địa vị, dạy học dạy nghề cho phụ nữ… thì Văn Khanh lại… ra nước ngoài, gom hết tất tần tật thành tựu khoa học kỹ thuật, biến Trung Quốc thành bá chủ. Thậm chí còn… để Khang Hy nhường ngôi cho mình, trở thành Nữ đế, vì theo lý luận của chị là chỉ có con đường Võ Tắc Thiên mới nâng cao được địa vị của người phụ nữ? What. the. fuck? Thời Võ Tắc Thiên làm vua, có thật là địa vị người phụ nữ cao hơn không? Phụ nữ được một vợ một chồng không? Và sau khi bà mất, cuộc sống của người phụ nữ có thay đổi không? Có lẽ lịch sử đã chứng minh tất cả rồi nhỉ?